Menu Đóng

Thang máy cáp kéo l Ưu tiên #1 thang máy gia đình

thang máy cáp kéo

Thang máy cáp kéo hay còn gọi là thang máy cáp tải, thang máy ròng rọc… là công nghệ thang máy lâu đời.

Thang máy cáp kéo hoạt động dựa trên nguyên lý ròng rọc có đối trọng, kết hợp máy kéo bằng hệ thống cáp tải, giúp cabin di chuyển lên xuống theo phương thẳng đứng. Đây là loại thang máy phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Mọi công trình từ thấp tầng đến cao tầng, gia đình đến công cộng đa số đều sử dụng loại thang máy này.

Để hiểu rõ hơn về loại thang máy cáp tải này, hãy tham khảo bài viết sau đây

===> Tham khảo thêm: Thang máy tải khách

Các thành phần chính trong thang máy cáp kéo

Thang máy dùng để tải khách có cấu tạo gồm 3 phần chính là:

Đỉnh hố thang (Phòng máy):

Không gian để bố trí máy kéo, tủ điện, bộ khống chế vận tốc… Tùy vào loại máy kéo sử dụng mà đỉnh hố thang (phòng máy) được thiết kế khác nhau

  • Thang máy có phòng máy: 1800 mm (lọt lòng)
  • Thang máy Không phòng máy: 1400 mm (lọt lòng)

Hố thang máy cáp tải:

Phần thông suốt dọc theo chiều cao công trình, nơi lắp đặt hệ thống cabin,ray, đối trọng giúp thang máy di chuyển lên xuống giữa các tầng.

Tùy theo tải trọng mày kích thước hố thang máy sẽ thay đổi khác nhau:

 

Hố PIT thang máy

Phần dưới cùng của giếng thang, tính từ mặt sàn trở xuống. Phần hố PIT có 3 vài trò:

  • Lắp các thiết bị giảm chấn, governor… không gian cho đáy cabin chui xuống khi cabin đi đến tầng cuối cùng.
  • Đảm bảo cho tình huống thang máy vượt quá hành trình. Giúp tránh va chạn cabin khi thang dừng ở tầng cuối cùng.

Không gian để nhân viên bảo trì, sửa chữa thang máy về sau khi cần thiết.

hotline thang máy gia Địnhcatalogue thang máy Gia Định

Cấu tạo của thang máy cáp kéo

Trong cấu tạo của thang máy tải khách sẽ bao gồm 8 thiết bị vận hành như sau:

Máy kéo (motor)

Là bộ phận dẫn động giảm tốc độ, làm quay puli kéo cabin lên xuống. Đây là bộ phận quan trọng nhất của thang máy cáp kéo và được chia làm 2 loại: máy kéo có hộp số và máy kéo không hộp số.

Hệ thống điều khiển

Trang bị những thiết bị điện tử lập trình sẵn bởi nhà sản xuất để điều khiển thang máy theo đúng yêu cầu. Thường xử dụng 2 loại bộ điều khiển tín hiệu PLC và Vi xử lý.

Ray dẫn hướng

4 thanh ray được dựng theo phương thẳng đứng xuyên suốt các tầng, giúp cố định cabin, đối trọng di chuyển đúng vị trí.

Đối trọng

Là phần kết hợp cùng máy kéo và cabin thông qua hệ thống dây cáp, nhằm đưa thang máy di chuyển lên xuống cố định trên ray trược. Có 2 kiểu đối trọng là: Đối trọng bên hông và đối trọng phía sau.

Thắng cơ

Đảm nhiệm vai trò như chiếc phanh để kẹp chặt cabin vào ray dẫn khi cabin chạy vượt quá tốc độ.

Bộ giảm chấn

Đặt ở hố pit có tác dụng làm giá đỡ cabin nếu thiết bị an toàn khác không hoạt động được.

Buồng cabin

Được xem là bộ mặt của toàn hệ thống thang máy cáp tải, nơi để người dùng đứng vào trong thang máy và di chuyển theo yêu cầu. Buồng cabin hiện nay có nhiều kiểu dáng thiết kế khác nhau bao gồm: Vuông, tròng, con nhộng..

Cửa cabin

Để người dùng ra vào và sử dụng thang máy.

 

 

Tải trọng thang máy cáp tải

Tải trong thang máy cáp tải là vấn quan tâm hàng đầu khi lắp đặt thang máy. Nó ảnh hưởng đến những thông số kích thước tương ứng với kích thước cabin, hố thang, cửa tầng, hố pit, OH,… của thang máy cáp kéo.

Thang máy gia đình: 350kg, 450kg,

Thang máy cho các trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng…: 630kg, 750kg.

Thang máy cho các nhà xưởng, cao ốc văn phòng…: từ 1 tấn  trở lên.

Kích thước thang máy cáp kéo
Kích thước thang máy cáp kéo

Nguyên lý hoạt động của thang máy cáp kéo

Về thiết kế cơ bản, thang máy này sử dụng các sợi dây cáp gắn vào cabin thang máy, đấu vòng quanh puly, giúp cho quá trình vận hành đảm bảo ổn định và an toàn. Trong đó, puly là một bánh xe có nhiều đường rãnh xung quanh để giữ cho dây cáp được chắc chắn. Nhờ đó, khi puly quay cũng giúp cho dây cáp di chuyển theo, nhờ đó thang máy có thể hoạt động lên xuống giữa các tầng một cách đơn giản.

Muốn cho puly hoạt động cần phải được kết nối với động cơ điện, hay còn gọi là máy kéo. Khi động cơ của máy kéo hoạt động, puly sẽ quay và nâng cabin thang máy di chuyển lên. Và cabin sẽ hạ xuống nếu động cơ quay theo chiều ngược lại. Thông thường, các bộ phận bao gồm puly, máy kéo và tủ điều khiển sẽ được lắp đặt trong phòng máy, đặt trên đỉnh giếng thang.

 

Ưu và nhược điểm của thang máy cáp kéo

1. Ưu điểm

Giá thành phù hợp với hầu hết người dùng tại Việt Nam.

Có nhiều mức tải trọng và kích thước khác nhau để người dùng lựa chọn sao cho phù hợp với nhiều dạng công trình.

Sở hữu mẫu mã đa dạng, thiết kế linh hoạt.

Không giới hạn số tầng của công trình, tốc độ di chuyển nhanh chóng.

Chi phí bảo trì, bảo dưỡng, thay thế linh kiện hợp lý, giúp tiết kiệm chi phí cho người dùng.

2. Nhược điểm

Nhược điểm lớn nhất là phải tốn diện tích và công sức lắp đặt hệ thống phòng máy. Tuy nhiên, đối với thang máy không phòng máy thì đây không phải là nhược điểm. Ngoài ra, trong trường hợp sử dụng lâu dài, thang máy cáp kéo có thể xảy ra hao mòn ở dây cáp kéo. Vì thế cần phải thực hiện bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên hơn.

Như vậy có thể thấy, thang máy cáp kéo chính là một sự lựa chọn hợp lý cho công trình. Với giá thành hợp lý, mẫu mã đa dạng, quá trình sửa chữa, bảo trì và bảo dưỡng đảm bảo dễ dàng, thuận lợi, tiết kiệm chi phí. Đây chính là dòng thang máy mà người dùng lên lựa chọn.

Nếu quý khách cần tư vấn cụ thể hơn trong việc lựa chọn các loại thang máy, đặc biệt là thang máy cáp kéo, hãy liên lạc với Thang máy Gia Định để được các chuyên gia hỗ trợ nhanh chóng tốt nhất.

Hotline liên hệ Thang máy Gia Định
Hotline liên hệ Thang máy Gia Định

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *