Nội dung bài viết
Bộ cứu hộ thang máy đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự an toàn và tiện lợi cho người sử dụng thang máy, đồng thời bảo vệ thiết bị khỏi những tổn thất do mất điện. Vậy hệ thống này là gì và chức năng ra sao? Cùng theo dõi bài viết sau của thang máy Gia Định để tìm hiểu rõ hơn nhé!
Bộ cứu hộ tư động thang máy
Bộ cứu hộ tự động thang máy là một phụ kiện thang máy được sử dụng để cung cấp nguồn điện liên tục cho thang máy trong trường hợp xảy ra sự cố với nguồn điện chính. Chức năng chính của tủ cứu là đảm bảo thang máy vẫn hoạt động bình thường và an toàn trong trường hợp mất điện.
Tủ cứu hộ tự động thang máy
Tủ cứu hộ tự động thang máy UPS
Khi nguồn điện chính bị gián đoạn, UPS sẽ tự động chuyển nguồn điện từ nguồn điện dự phòng, thông qua bộ ắc quy, để duy trì hoạt động của thang máy trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này giúp người dùng trong thang máy không bị mắc kẹt hoặc gặp khó khăn trong việc di chuyển. UPS có khả năng biến đổi nguồn điện từ dòng điện một chiều (DC) sang dòng điện xoay chiều (AC), phù hợp với yêu cầu của thiết bị thang máy.
Ngoài chức năng cung cấp nguồn điện dự phòng, UPS còn được trang bị những tính năng bổ sung như tự động điều chỉnh điện áp (AVR) để duy trì nguồn điện ổn định ở mức 220V/50Hz, chống xung và lọc nhiễu, đồng thời cũng có khả năng chống sét lan truyền. Nhờ vào những tính năng này, UPS giúp bảo vệ thang máy khỏi các sự cố và hư hỏng do mất điện, đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn.
Tủ cứu hộ tự động thang máy ARD
Tủ cứu hộ thang máy ARD hay ERD (ARD – Automatic rescue device hay ERD – Elevator rescue device) là thiết bị nguồn tạo ra điện áp 3 pha hoặc 1 pha để cung cấp cho thang máy (kể cả đèn, quạt) trong suốt thời gian mất điện.
Bộ cứu hộ tự động ARD/ERD bao gồm bộ sạc, bộ biến đổi điện áp 3 pha/ 1 pha, ăc quy và bộ chuyển nguồn tự động có tác dụng cung cấp điện dự trữ cho hệ thống thang máy khi mất điện nhờ năng lượng dữ trữ trong ăc quy.
Khi nguồn điện thang máy bi mấy, bộ cứu hộ tự động sẽ tự hoạt động và cung cấp nguồn điện dự trữ, đưa thang về tầng gần nhất hay tầng mong muốn để hàng khách có thể ra ngoài. Bộ cứu hộ tự động ARD sẽ tự động nạp ác quy khi có điện.
Cách bảo quản bộ cứu hộ tư động thang máy
Để bảo quản và duy trì hệ thống cứu hộ tự động thang máy trong tình trạng hoạt động tốt, hãy tuân theo những nguyên tắc sau:
Sạc đầy trước khi sử dụng
Trước khi đưa vào hoạt động, cần đảm bảo rằng ac quy hay bộ UPS đã được sạc đầy. Thời gian sạc có thể kéo dài từ 10 đến 24 tiếng, tùy thuộc vào công suất của UPS.
Kiểm tra và bảo trì định kỳ
Thường xuyên kiểm tra và bảo trì để phát hiện sớm những vấn đề có thể xảy ra. Việc này bao gồm kiểm tra các kết nối, bộ phận hoạt động, và các thông số vận hành của bộ cứu hộ tự động. Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề nào, cần thực hiện sửa chữa hoặc bảo trì kịp thời.
Đặt tủ cứu hộ tự động ở nơi phù hợp
Tránh đặt tủ cứu hộ tự động thang máy ở những nơi có nhiệt độ cao, vì điều này có thể gây ảnh hưởng đến hiệu suất và tuổi thọ của bộ cứu hộ thang máy. Thay vào đó, nên đặt ở những nơi có nhiệt độ thoáng mát và phù hợp, ví dụ như 25ºC.
Bật tắt bộ cứu hộ thang máy đúng cách
Khi sử dụng bộ cứu hộ thang máy, cần tuân theo hướng dẫn bật tắt đúng cách từ nhà sản xuất. Đặc biệt, không nên sử dụng bộ cứu hộ thang máy khi ắc quy đã cạn kiệt. Ắc quy là một phần quan trọng trong ARD, và việc thường xuyên thay ắc quy là rất quan trọng để đảm bảo hoạt động ổn định.
Sửa chữa và bảo trì
Trong trường hợp bộ tủ hộ thang máy gặp sự cố hoặc hỏng hóc, nên mang nó đến những cơ sở sửa chữa có uy tín, có linh kiện chính hãng và xuất xứ rõ ràng. Việc sửa chữa và bảo trì kịp thời sẽ giúp duy trì hoạt động ổn định của bộ cứu hộ thang máy và tránh những rủi ro không mong muốn.
Bằng cách tuân thủ các nguyên tắc bảo quản và bảo trì trên, người dùng có thể đảm bảo hệ thống cứu hộ tự động thang máy hoạt động ổn định và hiệu quả, đồng thời kéo dài tuổi thọ và giảm rủi ro sự cố.
- ===> Tham khảo thêm: Bảo trì thang máy