hố Pit thang máy

Hố Pit Thang Máy: Có cần thiết – thang máy không hố pit

Kích thước hố pit thang máy gia đình được tính như thế nào?

Hiện nay, thang máy là thiết bị quan trong trong tất cả các tòa nhà hoặc chung cư, thậm chí những gia đình cũng bắt đầu lắp đặt thang máy phổ biến hơn. Trong quá trình lắp đặt, thì việc xây dựng hố pit thang máy có đúng kích thước, kỹ thuật hay không là điều cần được quan tâm.

Vậy kích thước hố pit thang máy gia đình được tính như thế nào. Hãy cùng các kỹ sư của chúng tôi phân tích và tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Hố Pit thang máy gia đình là gì

Hố pit thang máy (hay còn gọi là hố thang máy) là phần không gian nằm dưới đáy của hố thang máy. Đây là khu vực mà thang máy sẽ dừng lại ở tầng thấp nhất của tòa nhà và thường được thiết kế để chứa các thiết bị và cơ cấu hỗ trợ cho hoạt động của thang máy.

Các chức năng chính của hố pit thang máy:

+ Chứa các thiết bị hỗ trợ: Bao gồm các thiết bị như bơm dầu, bể chứa dầu, hệ thống phanh và các bộ phận khác cần thiết để vận hành thang máy.

+ Cung cấp không gian cho cơ cấu cơ khí: Trong các thang máy cáp kéo, hố pit cung cấp không gian cho các bộ phận cơ khí như đối trọng (counterweight) và dây cáp kéo.

+ Đảm bảo an toàn: Hố pit thường được thiết kế với các biện pháp an toàn, chẳng hạn như đường thoát hiểm, để bảo vệ người sử dụng và kỹ thuật viên trong quá trình bảo trì hoặc trường hợp khẩn cấp.

+ Hỗ trợ các hệ thống cấp thoát nước: Trong một số trường hợp, hố pit còn có thể được trang bị hệ thống thoát nước để tránh việc nước mưa hoặc nước thấm từ các tầng trên xuống gây ra các vấn đề về ẩm ướt hoặc hư hại thiết bị.

Hố pit thang máy cần được xây dựng và bảo trì đúng cách để đảm bảo thang máy hoạt động an toàn và hiệu quả.

hotline thang máy gia Định catalogue thang máy Gia Định

 

Đăc điểm hố pit thang máy gia đình

Cấu tạo hố pit thang máy gia đình

Thông thường, chiếc thang máy tiêu chuẩn sẽ có kích thước hố pit là 1400mm. Tuy nhiên, đối với những công trình xây dựng có kích thước độ sâu bị hạn chế bởi quỹ đất hoặc các tác nhân bên ngoài, thì hố pit có thể xây thấp hơn khoảng 600mm. Đặc biệt, bên dưới đáy hố pit phải có một lớp bê tông kích thước 200mm, điều này đảm bảo chống thấm trong suốt quá trình hoạt động.

Còn những kích thước dài, rộng của hố pit thang máy gia đình sẽ tương ứng với loại thang máy mà bạn lựa chọn và tải trọng, kích thước cụ thể của thang.

  • ===> Cấu tạo hố PIT thang máy
Chống thấm hố Pit thang máy gia đình
Chống thấm hố Pit thang máy gia đình

 

Kích thước hố pit thang máy gia đình

Đối với dòng thang máy sử dụng cho gia đình thì trên thị trường ngày nay phổ biến nhất với 3 tải trọng: 350kg, 450kg, 630kg. Tương ứng với mỗi tải trọng khác nhau thì kích thước thang máy cũng thay đổi. Cụ thể

Kích thước thang máy gia đình 350kg:

  • Kích thước phủ bì: 1800mm x 1800mm chiều rộng x chiều sâu
  • Kích thước hố thang (còn gọi là kích thước thông thủy): 1400mm x 1400mm chiều rộng x chiều sâu
  • Chiều sâu âm sàn: Min 600mm
  • Tham khảo thêm: Kích thước thang máy 350kg
  • ===> Thang máy 350kg

 

Kích thước thang máy gia đình 450kg:

  • Kích thước phủ bì: 2000mm x 2000mm chiều rộng x chiều sâu
  • Kích thước hố thang (còn gọi là kích thước thông thủy): 1600mm x 1600mm chiều rộng x chiều sâu
  • Chiều sâu âm sàn: Min 1000mm
  • Tham khảo thêm: Kích thước thang máy 450kg
  • ===> Thang máy 450kg

 

Kích thước thang máy gia đình 630kg:

  • Kích thước phủ bì: 2100mm x 2300mm chiều rộng x chiều sâu
  •  Kích thước hố thang (còn gọi là kích thước thông thủy): 1700mm x 1900mm chiều rộng x chiều sâu
  • Chiều sâu âm sàn: Min 1400m
  • Tham khảo thêm: Kích thước thang máy 630kg
  • ===> Thang máy 630kg
kích thước hố thang máy gia đình
kích thước hố thang máy gia đình

Bản vẽ kết cấu hố pit thang máy

Trong bản vẽ kết cấu hố pit thang máy, chiều sâu tiêu chuẩn của thang máy sẽ là 1400mm và tỷ lệ thuận với tải trọng của thang. Tức là, tải trọng càng lớn thì yêu cầu hố pit càn sâu. Đối với thang máy gia đình liên doanh, mức tải trọng không quá lớn có thể điểu chỉnh chiều sâu hố pit thang máy còn 600mm.

Trong bản vẽ kết cấu hố pit thang máy, chiều rộng và dài của hố pit sẽ bằng với kích thước hố thang máy phía trên, thường tối tiểu sẽ là 1500mm x 1500mm (thang máy 350kg).

Dưới đáy và 4 mặt xung quanh trong bản vẽ kết cấu hố pit thang máy, kỹ thuật yêu cầu có một lớp bê tông dày 150 – 200mm, đảm bảo chống thấm để tránh nước vào làm hỏng thang máy

Đối với các công trình không thể đào sâu hố pit theo tiêu chuẩn hố pit thang máy, khách hàng có thể tham khảo 2 giải pháp là bỏ tầng dưới cùng để làm hố pit hoặc nâng nền lên cao thêm 6 tấc.

Bản vẽ kết cấu hố pit thang máy
Bản vẽ kết cấu hố pit thang máy

 

Các tiêu chuẩn hố pit thang máy khi xây dựng

Độ bền của đáy hố pit cần phải đáp ứng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6395 : 2008. Sàn của hố thang máy phải có khả năng chịu được lực tác động của rail dẫn hướng, các thiết bị giảm chấn và cabin thang máy. 

  • Nếu bắt buộc phải bố trí hố pit thang máy lửng cho người có thể đi qua lại, bắt buộc phải bảo đảm một số điều kiện sau đây:
  • Sàn hố Pit thang máy phải chịu được tải trọng tối thiểu 5000 N/m2.
  • Phải thiết kế cột chống dưới vị trí bộ giảm chấn của đối trọng, nếu không phải trang bị bộ hãm an toàn dành cho đối trọng.
  • Hố pit thang máy phải có đường lên xuống an toàn được bố trí ở lối vào cửa tầng, đặc biệt là không gây cản trở đến chuyển động hết hành trình của cabin thang máy.
  • Độ sâu của hố thang máy phải thích hợp để có thể đảm bảo các yếu tố an toàn cho người sử dụng.

 

Thang máy không hố PIT

Thang máy không hố pit, hay còn gọi là thang máy không cần hố pit (hay thang máy không hố móng), là loại thang máy được thiết kế để hoạt động mà không cần phải xây dựng một hố pit sâu dưới nền nhà. Điều này có nghĩa là thay vì cần một không gian sâu dưới mặt đất để chứa cơ cấu nâng hạ và các thiết bị liên quan, thang máy này có thể lắp đặt trong không gian hạn chế hơn.

 

Đặc điểm của thang máy không hố pit:

+ Thiết Kế Tiết Kiệm Không Gian: Không cần hố pit giúp tiết kiệm diện tích và giảm yêu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là trong các công trình cải tạo hoặc nhà có không gian hạn chế.

+ Dễ Dàng Lắp Đặt: Vì không cần phải đào sâu, việc lắp đặt thang máy không hố pit thường đơn giản hơn và có thể thực hiện nhanh chóng hơn so với các loại thang máy truyền thống.

+ Đặc Tính An Toàn và Hiệu Quả: Các loại thang máy này thường sử dụng công nghệ tiên tiến như hệ thống trục vít hoặc động cơ điện để di chuyển cabin, giúp đảm bảo hiệu suất và an toàn.

+ Linh Hoạt Trong Các Tòa Nhà Cũ: Chúng rất hữu ích cho các tòa nhà cũ không có sẵn hố pit, giúp cải thiện khả năng tiếp cận mà không cần phải thực hiện các công việc xây dựng lớn.

 

Các Loại Thang Máy Không Hố Pit:

+ Thang Máy Trục Vít: Sử dụng hệ thống vít để di chuyển cabin. Thang máy này không cần hố pit và thường được lắp đặt trong các không gian nhỏ.

+ Thang Máy Cáp Kéo: Một số mô hình sử dụng cáp kéo thay vì hệ thống bể dầu truyền thống, giúp loại bỏ yêu cầu về hố pit.

+ Thang Máy Tự Động Không Cần Hố Pit: Sử dụng công nghệ mới và các cơ cấu khác để hoạt động mà không cần xây dựng một hố pit sâu.

Những thang máy này là lựa chọn tuyệt vời cho các công trình cải tạo hoặc xây dựng mới với yêu cầu về không gian hạn chế.

 

Một số lưu ý khi chọn kích thước hố pit thang máy cho gia đình

+ Đảm bảo yếu tố an toàn

Bởi vì hố pit thang máy chính là một phần quan trọng trong cấu tạo thang máy gia đình. Do vậy khi thiết kế cần đảm bảo về yếu tố an toàn.

+ Xác định vị trí đặt hố pit thang máy

Khi đặt hố pit thang máy trong gia đình cần lưu ý về vị trí lắp đặt như sau:

  • – Hố pit thang máy có thể được bắt đầu từ tầng lửng hoặc tầng 2 với hành trình thang máy không bắt đầu từ tầng dưới cùng.
  • – Hố pit thang máy gia đình có hành trình được bắt đầu từ tầng dưới cùng công trình.

+ Lưu ý nguyên tắc thiết kế hố pit thang máy

  • – Vị trí chứa đáy cabi thang máy và thiết bị giới hạn hành trình trong thang cần lưu ý.
  • – Cần lưu ý đến vị trí chứa cọc giảm cấn thang máy, vị trí bảo trì đáy cabin thang máy.
  • – Lưu ý đến vị trí chứa đối trọng thang máy khi cabin nằm ở tầng cao nhất.
  • – Cần lắp 2 cọc giảm chấn thang máy với độ sâu mỗi cọc đóng xuống khoảng 150mm.
  • – Khi thang máy bằng tầng thì những thiết bị đáy cabin bên trong thang máy nằm âm xuống phần hố pit thang máy trong gia đình.
  • – Khi xây hố pit không được xây vát hay xiên mà cần giữ đúng kích thước như kích thước hố thang.
  • – Độ dày của hố pit cần được đổ bê tông khoảng 150mm đến 300mm độ dày. Vì nếu bê tông mỏng sẽ dẫn đến khoan thủng, ngấm nước.
  • – Thực hiện chống thấm cho hố pit và vách xung quanh dù xây bằng tường gạch hay đổ bê tông đều đảm bảo tính chống thấm.
  • ===> Phương pháp chống thấm hố pit thang máy

Để không còn nỗi lo lắng về vấn đề hố pit thang máy gia đình bạn cần tìm địa chỉ đơn vị cung cấp thang máy uy tín, thi công thang máy chất lượng được đánh giá cao hiện nay. Và hiện tại Thang máy Gia Định chính là đơn vị đáp ứng toàn bộ các tiêu chí để bạn có thể an tâm đồng hành. Để được tư vấn hỗ trợ hoặc báo giá chi phí quý khách vui lòng liên hệ  Hotline 0938 999 157  ngay nhé!

tu-van-lap-dat-thang-may-gia-dinh

5/5 - (18 bình chọn)
Scroll to Top