Nội dung bài viết
Máy kéo thang máy là một phụ kiện thang máy rất quan trọng, chiếm đến 50% giá trị của toàn bộ hệ thống, cấu thành nên chiếc thang máy hoàn chỉnh.
Máy kéo kết nối với hệ thống qua cáp tải giúp cabin thang máy có thể di chuyển theo chiều dọc thẳng đứng, vận chuyển hành khách, hàng hoá đến tầng mong muốn. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại máy kéo thang máy chất lượng đến từ nhiều thương hiệu khác nhau cùng giá thành đa dạng như Mitsubishi, Montanari, Fuji,… Tất cả đều được phân chia thành 2 loại máy kéo chính đó là máy kéo có hộp số và máy kéo không hộp số.
Vì thế khi lựa chọn thang máy, chủ đầu tư nên tìm hiểu kỹ thông tin máy kéo để đảm bảo chất lượng thang máy cũng như độ an toàn trong quá trình sử dụng.
Máy kéo thang máy là gì?
Cấu tạo
Máy kéo dùng trong hệ thống thang máy có cấu tạo tương đối phức tạp. Bên trong máy kéo gồm rất nhiều các chi tiết khác nhau như: Hộp số, cuộn thắng, motor, puly,… để tạo nên một thể thống nhất.
Chức năng
Máy kéo thang máy đóng vai trò là thiết bị truyền động, kết hợp với thiết bị có trong tủ điện thang máy để vận hành hệ thống thang máy di chuyển lên xuống.
Nguyên lý máy kéo thang máy
Để hiểu rõ về nguyên lý hoạt động của máy kéo trong thang máy, các bạn có thể hiểu đơn giản như sau: Máy kéo sẽ được kết nối với cabin thang máy, đối trọng thông qua hệ thống cáp tải. Nguyên lý hoạt động của toàn bộ hệ thống này tương tự với nguyên lý hoạt động cơ bản của một ròng rọc. Khi cabin thang máy vận hành theo chiều từ dưới lên trên, đối trọng sẽ đi theo chiều từ trên xuống và ngược lại.
Phân loại máy kéo thang máy
Máy kéo thang máy hiện nay có rất nhiều loại khác nhau, máy kéo mitsubishi, máy kéo fuji, máy kéo montanari… nhưng có thể chia thành 2 loại chính là máy kéo không hộp số và máy kéo có hộp số với những ưu nhược điểm khác nhau.:
Máy kéo có hộp số (máy kéo có phòng máy)
Máy kéo có hộp số cấu tạo với 3 phần chính là: Motor, hộp số và pully được liên kết với nhau thông qua hệ thống bánh răng trục vít.
Khi motor hoạt động, roto của motor chuyển động quay kéo theo bánh răng của hộp số chuyển động làm pully quay thông qua hệ thống cáp tải kéo cabin chuyển động.
Ưu điểm:
– Công suất lớn, bền và dễ lắp đặt và bảo trì, sửa chữa.
– Hệ thống chuyển động đơn giản, hiệu quả, dễ cứu hộ bằng tay.
Nhược điểm:
– Tải trọng lớn, cồng kềnh, có dầu hộp số nên gây bẩn, tạo tiếng ồn, tổn hại môi trường.
– Motor hoạt động tạo ra ma sát làm máy nóng
Máy kéo không hộp số (máy kéo không phòng máy)
Máy kéo không hộp số hoạt động dựa trên hệ thống từ trường nam châm vĩnh cửu, pully máy kéo và roto hoạt động ngay khi máy kéo hoạt động kéo theo cabin chuyển động thông qua hệ thống cáp tải.
Ưu điểm:
– Kết cấu nhỏ gọn, không cần xây dựng phòng máy.
– Động cơ máy kéo thang máy không có hộp số sử dụng nam châm vĩnh cửu, không cần bảo dưỡng động cơ.
– Giúp tiết kiệm đến 45% điện năng nhờ vào hiệu suất cao của động cơ, giảm khá nhiều chi phí tiền điện.
– Không gây nhiều tiếng ồn, giảm thiểu tối đa sự rung lắc về mặt cơ khí, giải quyết bài toán tiếng ồn đặc biệt hiệu quả.
– Không cần xây dựng phòng máy, chiều cao OH và hố pit thấp hơn nên phù hợp với các công trình bị giới hạn chiều cao.
– Hệ thống tự hãm phanh, giúp làm tăng khả năng chống trượt cho cabin thang máy.
Nhược điểm:
– Cứu hộ bằng tay tương đối phức tạp.
– Giá thành cao hơn máy kéo không hộp số
– Bảo trì, bảo dưỡng khó hơn
Một số lưu ý khi lựa chọn máy kéo trong thang máy
Hầu hết người dùng hiện nay đều có quan niệm sai lầm rằng sử dụng máy kéo không hộp số cho thang không phòng máy, sử dụng máy kéo có hộp số cho thang có phòng máy. Điều này là hoàn toàn không đúng, bởi chức năng của 2 loại máy kéo thang máy này là hoàn toàn giống nhau.
Do đó, các bạn có thể sử dụng máy kéo không hộp số đối với thang có phòng máy và ngược lại. Có một điều duy nhất mà các bạn cần lưu ý đó là phải đảm bảo có đủ không gian để lắp đặt chúng một cách an toàn.
Tùy vào công suất hoạt động mà giá thành của mỗi loại máy kéo thang máy cũng có sự khác nhau. Các bạn cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để đưa ra sự lựa chọn phù hợp.
Nếu lựa chọn công suất máy kéo quá thấp so với tải trọng của thang máy, điều này sẽ làm giảm tuổi thọ hoạt động của máy kéo. Ngược lại, nếu chọn công suất quá lớn so với tải trọng thang máy sẽ dẫn đến lãng phí điện năng tiêu thụ.