Nội dung bài viết
Thang máy ròng rọc hay còn gọi thang máy đối trọng là loại thang máy được vận hành theo kiểu ròng rọc có sử dụng đối trọng.
Thang máy ròng rọc đã có từ lâu đời và ngày đang được hoàn thiện phục vụ cho các công trình từ thang máy tải khách tại các tòa cao ốc đến dòng thang máy gia đình, chiếm thị phần lớn vì phù hợp lắp đặt ở hầu hết các công trình từ thấp tầng cho tới cao ốc.
Vậy thang máy ròng rọc là gì? Nguyên lý hoạt động và cấu tạo của loại thang máy này ra sao? Cùng Thang máy Gia Định tìm hiểu về dòng thang máy này qua nội dung bài viết sau đây nhé!
Cấu tạo cơ bản của thang máy ròng rọc là gì?
Xét về mặt thiết kế, thang máy ròng rọc sử dụng những sợi dây cáp gắn vào cabin thang máy, đấu xung quanh puly.
Puly là một loại bánh xe có nhiều rãnh xung quanh. Để puly có thể hoạt động, puly được kết nối với động cơ điện nhờ vào động cơ của máy kéo.
Puly quay thì phần cáp cũng sẽ di chuyển theo, giúp cho thang máy có thể hoạt động di chuyển lên xuống giữa các tầng một cách hiệu quả, còn nếu động cơ quay theo chiều ngược lại thì cabin sẽ đi xuống.
Thông thường, cả puly, máy kéo và tủ điều khiển thang máy đều sẽ được lắp đặt trong phòng máy trên đỉnh giếng thang.
Nguyên lý hoạt động của ròng rọc thang máy
Để thang máy tải khách hoạt động, dây cáp nâng cabin được kết nối với đối trọng treo ở phía bên kia qua ròng rọng thang máy. Điều này giúp đảm bảo cân bằng về trọng lượng để thang máy ròng rọc có thể hoạt động được một cách bình thường.
Đối trọng có thể được đặt ở bên hông hoặc phía sau của giếng thang. Yêu cầu với đối trọng cần phải nặng hơn 40% so với tải trọng thang máy. Khi đó, thang máy mới có thể hoạt động ở mức tối đa. Mục đích của việc cân bằng này giúp cho thang máy có thể hoạt động đúng quy trình, đảm bảo độ an toàn và tiết kiệm năng lượng.
Cả cabin và đối trọng thang máy đều di chuyển và trượt trên ray dẫn hướng qua hệ thống trượt theo hai bên của giếng thang máy. Đường rail giữa cabin và đối trọng giúp làm giảm sự lắc lư qua lại. Đồng thời có một nhiệm vụ rất quan trọng đó là dùng để làm dừng cabin thang máy lại trong trường hợp khẩn cấp.
Thang máy ròng rọc, hay gọi với cái tên thang máy cáp kéo, chính là sự lựa chọn phù hợp cho mọi công trình bởi giá thành hợp lý, mẫu mã đa dạng, quá trình sửa chữa và bảo trì, bảo dưỡng cũng dễ dàng và tiết kiệm chi phí hơn.
Ưu nhược điểm của ròng rọc thang máy
Các loại thang máy sử dụng công nghệ ròng rọc hiện nay đều được hoạt động theo nguyên lý cáp tải thang máy quấn quanh ròng rọc và nối với một động cơ điện. Để cân bằng cabin thang máy có sử dụng một đối trọng. Từ đó giúp cho cabin thang máy được nâng lên và hạ xuống theo mong muốn của người dùng.
Ưu điểm
+ Mẫu mã đa dạng, thiết kế linh hoạt
+ Không giới hạn số điểm dừng, tốc độ di chuyển nhanh chóng
+ Giá thành phù hợp với khả năng tài chính của người dùng tại Việt Nam.
+ Có nhiều mức tải trọng và kích thước khác nhau để khách hàng lựa chọn tùy vào nhu cầu sử dụng
+ Chi phí thay thế linh kiện, bảo trì bảo dưỡng, sửa chữa tiết kiệm chi phí.
- ===> Mẫu thang máy gia đình
Nhược điểm
Nhược điểm lớn nhất của thang máy ròng rọc là chủ đầu tư cần phải bỏ ra diện tích hố thang đế lắp đối trọng và tầng trên cùng để làm phòng máy.
Thang máy ròng rọc sử dụng cáp kéo trong thời gian dài có thể sẽ xuất hiện hao mòn và hư hỏng. Vì vậy, đòi hỏi chủ đầu tư cần phải tiến hành công tác bảo dưỡng, bảo trình định kỳ để phát hiện và sửa chữa kịp thời.
Để được tư vấn thêm thông tin cũng như báo giá về dòng thang máy ròng rọc này, hãy liên hệ ngay Hotline: 0938 999 157 Thang máy Gia Định để được các nhân viên chúng tôi hỗ trợ miễn phí.